Kết quả tìm kiếm cho "Công ty TNHH MTV Lương thực Thoại Sơn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 177
Trong phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã (HTX), việc liên kết theo chuỗi giá trị là mô hình kinh tế đã được khẳng định mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia. Thời gian qua, An Giang đã thực hiện nhiều chính sách và có nhiều chỉ đạo thúc đẩy liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Vẫn giữ chủ đề “Việt Nam-Đi để yêu”, nhưng Chương trình kích cầu du lịch năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành có thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Đó là hoạt động kích cầu du lịch chú trọng vào việc gia tăng trải nghiệm, lợi ích cho du khách, để khách càng yêu đất nước, con người Việt Nam sau mỗi chuyến đi.
Nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, kiệt và xâm nhập mặn trong mùa khô 2025. Trong đó, nhấn mạnh các giải pháp phi công trình và giải pháp công trình.
Chỉ còn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân đang gia tăng. Để chủ động nguồn cung hàng hóa và ổn định giá cả, các doanh nghiệp (DN), siêu thị, nhà phân phối đã chuẩn bị nguồn hàng dự trữ tăng trung bình từ 5 - 20% so kế hoạch phục vụ Tết năm trước, tập trung chủ yếu với một số mặt hàng thiết yếu, kèm nhiều chương trình kích cầu mua sắm.
Theo nhận định từ các chuyên gia, xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.
Sáng 16/1, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng dẫn đầu đoàn công tác tỉnh đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 các đơn vị, doanh nghiệp và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh An Giang Hà Minh Trang; lãnh đạo các đơn vị, sở ngành, 2 địa phương huyện Thoại Sơn và TP. Long Xuyên cùng đi với đoàn.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp (DN) vừa tập trung sản xuất cao điểm, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động (NLĐ).
Năm qua, UBMTTQVN huyện Thoại Sơn triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Giá lúa và gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng ở một vài loại. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến ngày 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
Nhiều năm nay, An Giang quan tâm mời gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, với mong muốn sản phẩm làm ra có đầu ra ổn định. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn khá “khiêm tốn” so với kỳ vọng.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Tuổi cao chí càng cao”, thời gian qua, người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sống mẫu mực, nêu gương sáng cho con cháu noi theo, phát huy vai trò trong tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương…